ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ EM

1. Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi (hay ngắn hãm lưỡi, ngắn phanh lưỡi) là một dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.
 
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
- Bé gặp khó khăn khi bú, khi bú phát ra tiếng kêu, trẻ bú kém chậm tăng cân
- Lưỡi của con không thể di chuyển sang hai bên
- Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên
- Khi bé khóc hoặc khi bảo trẻ đưa lưỡi ra trước thì đầu lưỡi thường có dạng chữ V hoặc hình trái tim 
- Lưỡi của bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1–2mm.
Dấu hiệu đầu lưỡi hình chữ V hay hình trái tim trong gắn thắng lưỡi
 
3. Phân độ dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi được chia thành 4 độ từ nhẹ đến nặng như sau:
- Độ I: dính lưỡi nhẹ khi phần lưỡi di động từ 12 – 16mm
- Độ II: dính trung bình khi phần lưỡi di động từ 8 – 11mm
- Độ III: dính nặng khi phần lưỡi di động từ 3 – 7mm
- Độ IV: dính hoàn toàn khi phần lưỡi di động nhỏ hơn 3 mm
 
4. Ảnh hưởng của dính thắng lưỡi tới trẻ 
- Ảnh hưởng tới vận động của lưỡi: Ở trẻ bị mắc tật dính thắng lưỡi, khả năng vận động của lưỡi vô cùng hạn chế. Lưỡi của trẻ không thể đưa lên trên chạm vào vòm miệng, sang hai bên chạm vào niêm mạc má.
- Ảnh hưởng tới việc bú mẹ: Nếu trẻ bị dính thắng lưỡi trong giai đoạn bú mẹ sẽ dẫn đến tình trạng khó bú và gây đau núm vú cho mẹ. Trẻ bú bình rất chậm, thường cáu gắt, khóc vì không bú được. Do đó những trẻ này thường tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
- Ảnh hưởng tới quá trình nhai nuốt: Nếu phanh lưỡi ngắn, lưỡi gặp khó khăn khi thực hiện các động tác co lên trên. Do đó cử động nhai nuốt người bệnh nuốt có nhiều bất thường, dễ bị khớp cắn hở. Ngoài ra, lưỡi còn có vai trò đưa thức ăn sang hai bên khối răng hàm để nghiền. Khi phanh lưỡi ngắn, chức năng này bị hạn chế, lưỡi có thể bị cắn khi ăn nhai.
- Ảnh hưởng tới chức năng phát âm: Do vận động của lưỡi kém linh hoạt, khó khăn trong việc uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước nên chức năng phát âm cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh khó khăn trong việc phát âm các âm quen thuộc như: t, l, ch, d, r…Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào lứa tuổi. Ở các trẻ nhỏ hơn 5 tuổi dễ nhận biết hơn. Trẻ khó nói, nhất là diễn đạt các câu nói phức tạp. Ở trẻ lớn thì biểu hiện mờ nhạt hơn, khi phát âm, hơi luồn sang hai bên má.

- Ảnh hưởng tới sự lệch lạc răng: Trẻ bị dính thắng lưỡi trong giai đoạn mọc răng, có thể gây nghiêng răng cửa dưới hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới…Điều này gây mất thẩm mỹ đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động nhai nuốt và giọng nói.

- Ảnh hưởng tới nha chu: Phanh lưỡi ngắn có thể gây co kéo và dễ gây viêm và tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới.
 
5. Thời điểm điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ
Dính thắng lưỡi độ 1, 2 với dây thắng lưỡi mỏng thì phần đầu lưỡi sẽ dần dần tự tách ra trong năm đầu đời, do đó có thể theo dõi đến qua 1 tuổi
Với dính thắng lưỡi độ 3, 4 (độ nặng) cần can thiệp cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt, tuổi can thiệp tốt nhất  trước 1 tuổi (trước khi trẻ tập nói, tập phát âm).
 
6. Các phương pháp điều trị Dính thắng lưỡi ở trẻ em 
Thủ thuật điều trị dính thắng lưỡi là thủ thuật nhẹ nhàng, thời gian phẫu thuật khoảng 5 phút và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Có 2 phương pháp điều trị dính thắng lưỡi:
a. Làm thủ thuật tại phòng khám bằng dao Lazer:
- Thường áp dụng cho trẻ lớn (>6 tuổi), trẻ ngoan và hợp tác với bác sĩ
- Trẻ được gây tê tại chỗ sau đó được bác sĩ cắt tạo hình phần thắng lưỡi dính
b. Thủ thuật trên phòng mổ
- Ưu điểm: Trẻ được tiền mê (cho trẻ ngủ) để làm thủ thuật do đó việc làm thủ thuật sẽ an toàn và triệt để (trẻ không có nguy cơ tái phát)
- Nhược điểm:
+ Trẻ phải nhịn ăn để tiền mê (4-6 giờ trước khi làm)
+ Trẻ cần được theo dõi tại viện sau cắt khoảng 30 phút
+ Chi phí có thể lớn hơn 
 Các phương pháp cắt thường dùng trên phòng mổ:
 
Hiện tại dao Ligasure là phương pháp cắt tốt nhất tại các bệnh viện lớn
 
6. CHĂM SÓC SAU CẮT THẮNG LƯỠI
- Thông thường sau khi cắt thắng lưỡi, tại chỗ cắt thường có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường sau mổ, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài ngày.
- Cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.
- Sau phẫu thuật phút trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.
- Vệ sinh miệng sau ăn và tập vận động lưỡi
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc súc miệng nước muối sinh lỹ để làm sạch miệng
    Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
    Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên
- Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.
 
Phẫu thuật điều trị ngắn hãm lưỡi được thực hiện bằng dao điện hoặc dao Ligasur tuỳ theo mức độ, trẻ không phải nằm viện, chi phí phẫu thuật 3-4 triệu đồng/1 ca.

Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội (trong giờ hành chính từ thứ 2 - thứ 7).

Thạc sĩ, Bs Hoàng Văn Bảo

Khoa phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn Hà Nội