Thận niệu quản đôi (niệu quản đôi)
1. Thận niệu quản đôi là gì?
Thận và niệu quản đôi (còn gọi là niệu quản đôi) là dị dạng bẩm sinh với đặc điểm thận to hơn bình thường gồm hai phần tử thận với hai bể thận và hai niệu quản riêng biệt. Đây là dị dạng bẩm sinh thường gặp trong các dị dạng đường tiết niệu, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Các thương tổn trong thận-niệu quản đôi:
- Thận: hai cực của thận nằm chung trong một khối, mỗi cực có một niệu quản riêng biệt. Thương tổn xảy ra ở cực trên trong tuyệt đại đa số là giãn lớn hoặc teo nhỏ do loạn sản.
- Niệu quản: niệu quản cực trên giãn lớn, có đầu xa lạc chỗ đổ vào âm đạo, tiền đình, niệu đạo và cho một nang niệu quản vào bàng quang. Một số trường hợp niệu quản cực trên đổ vào niệu quản cực dưới tạo nên niệu quản chữ Y.
Thận-niệu quản đôi có thể gây ra triệu chứng nhiễm trùng niệu và suy thận.
2. Biểu hiện của thận niệu quản đôi
Thận niệu quản đôi có thể được phát hiện bằng siêu âm trước sinh.
Thận niệu quản đôi có thể gây ra các biểu hiện sau:
- Đái rỉ liên tục và không kiểm soát được ngoài những lần tiểu bình thường
- Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài với các biểu hiện như đái rắt, đái ra mủ, nước tiểu có màu đục
- Đái khó do túi sa niệu quản lan xuống niệu đạo
- Túi sa niệu quản ở nữ với các khối phồng vùng âm hộ (hiếm gặp)
- Ở bé gái, xuất hiện mô nhô ra từ lỗ niệu đạo trong âm đạo.
3. Biến chứng của thận niệu quản đôi:
Thận đôi có thể khiến nước tiểu chạy ngược vào thận thay vì vào bàng quang, gây ra tắc nghẽn nước tiểu, nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng của thận đôi:
Trào ngược bàng quang niệu quản
Biến chứng này xảy ra khi nước tiểu chảy ngược vào thận từ bàng quang thay vì từ bàng quang ra khỏi cơ thể qua ống niệu quản. Biến chứng này rất nguy hiểm đối với trẻ em, trào ngược dịch niệu quản gây nhiễm trùng đường tiết niệu làm suy yếu chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào thận, đường tiết niệu. Trào ngược dịch niệu quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng cấp tính ở thận.
Tắc nghẽn nước tiểu
Biến chứng tiếp theo của thận đôi có thể xảy ra là gây tắc nghẽn nước tiểu do tình trạng niệu quản ngoài tử cung và giãn niệu quản bẩm sinh.
Nang niệu quản
Nang niệu quản (túi sa niệu quản) là biến chứng tiếp theo của thận đôi. Đó là một phần nổi phồng lên trong bàng quang ở đoạn cuối của niệu quản, túi phình này làm tắc nghẽn dòng nước tiểu chảy xuống bàng quang, gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu.
Niệu quản ngoài tử cung
Thận đôi còn có thể dẫn đến biến chứng niệu quản ngoài tử cung. Đây là tình trạng niệu quản không gắn đúng vào bàng quang, dẫn đến nước tiểu bị chảy ra ngoài bàng quang. Ở dị tật thận đôi sẽ có một niệu quản thoát đúng vào bàng quang trong khi niệu quản thứ hai thì không. Niệu quản nhân đôi là niệu quản ngoài tử cung.
4. Điều trị thận niệu quản đôi
Với sự phát triển của y học hiện nay, thận – niệu quản đôi được điều trị bằng phương pháp nội khoa kết hợp với ngoại khoa như sau:
Điều trị nội khoa: Chống nhiễm trùng trước mổ bằng kháng sinh và nâng thể trạng.
Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định phẫu thuật:
- Thận-niệu quản đôi có chỉ định phẫu thuật khi có niệu quản lạc chỗ, nhiễm trùng tiểu tái phát và khi có cực trên thận mất chức năng.
- Theo dõi đối với thận-niệu quản đôi phát hiện tình cờ, không có biến chứng.
Thời điểm phẫu thuật: có thể phẫu thuật sớm ngay từ thời kỳ sơ sinh khi có nhiễm trùng tiểu nặng.
Những tình huống phẫu thuật:
- Cực trên mất chức năng: cắt cực trên và niệu quản cực trên bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở.
- Cực trên còn chức năng: nối niệu quản cực trên vào bể thận hoặc niệu quản cực dưới; hoặc cắm cả hai niệu quản vào bàng quang.
- Nang niệu quản: chỉ xẻ nang qua nội soi khi chức năng cực trên còn.
- Trào ngược vào niệu quản cực dưới: cắm cả hai niệu quản vào bàng quang.
Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Thạc sĩ. Bs Hoàng Văn Bảo
Khoa phẫu thuật Nhi BV Xanh Pôn