Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu thường gặp ở trẻ trai, nếu không được phát hiện và điều trị sớm tinh hoàn bị xoắn có thể hoại tử và phải cắt bỏ. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về bệnh để có thể phát hiện và đưa trẻ đi khám sớm.
1. Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn xoay quanh trục của nó dẫn đến xoắn các cấu trúc của thừng tinh, ngăn cản nguồn cấp máu gây nên hoại tử hoặc teo tinh hoàn (hình 1).
Xoắn tinh hoàn gặp nhiều nhất ở giai đoạn sơ sinh và từ 11 – 25 tuổi.
Hình 1: xoắn tinh hoàn
2. Những dấu hiệu của xoắn tinh hoàn để cha mẹ cho trẻ đi khám?
Trẻ kêu đau vùng bìu (đau đột ngột, dữ dội), có thể kèm theo đau bụng.
Bùi sưng tấy đỏ (hình 2)
Sờ thấy tinh hoàn căng to, ấn trẻ đau nhiều
3. Bác sỹ sẽ làm gì khi trẻ đến khám:
Khám và đánh giá lại xem có đúng trẻ bị xoắn tinh hoàn không?
Cho trẻ siêu âm Doppler màu để xác định sự cấp máu của tinh hoàn
4. Xoắn tinh hoàn cần phân biệt với các bệnh lý gì?
Xoắn phần phụ tinh hoàn
Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
U tinh hoàn
Thoát vị bẹn
Chấn thương vùng bìu
5. Xoắn tinh hoàn điều trị như thế nào?
Xoắn tinh hoàn là 1 cấp cứu tối cấp, trẻ cần được phẫu thuật sớm để tháo xoắn, tốt nhất là trong 6 giờ đầu. Phẫu thuật càng muộn thì nguy cơ tinh hoàn bị hoại tử và phải cắt bỏ càng cao (hình 3).
Hình 3: hình ảnh tinh hoàn bị xoắn
Việc chẩn đoán phân biệt giữa xoắn tinh hoàn với các khác nhiều khi rất khó. Mặt khác nếu bỏ sót xoắn tinh hoàn thì hậu quả để lại rất nặng nề (phải cắt bỏ tinh hoàn) chính vì vậy theo khuyến cáo mới nhất: Khi trẻ có biểu hiện sưng đau vùng bìu cấp tính (hội chứng bìu cấp) nên được phẫu thuật thăm dò sớm.
Hình ảnh xoắn tinh hoàn làm tình hoàn hoại tử phải cắt bỏ
Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Thạc sĩ Hoàng Văn Bảo
Khoa Phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn Hà Nội