Điều trị U nang bạch huyết ở trẻ em
U nang bạch huyết ở trẻ em là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh hoặc sau một vài tuổi, thường gặp ở vùng đầu và cổ. Căn nguyên của u bạch huyết là do dịch bạch huyết bị tắc nghẽn không chảy bình thường trong hệ bạch huyết. Bệnh tuy lành tính nhưng lại làm biến dạng phần cơ thể có nang, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trẻ về được hình thể bình thường.
1. U nang bạch huyết là gì?
U nang bạch huyết là một khối u chứa dịch bạch huyết (u nang) do các mạch bạch huyết phát triển bất thường. Các mạch bạch huyết chịu trách nhiệm vận chuyển dịch bạch huyết và bạch cầu qua các mô vào mạch máu của cơ thể. Nếu mạch bạch huyết của trẻ bị tắc nghẽn, dịch bạch huyết sẽ tích tụ lại tại chỗ tắc nghẽn sẽ tạo thành u nang bạch huyết.
U nang bạch huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí cơ thể, tuy nhiên có tới 90% các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi và thường gặp ở vùng đầu, cổ.
2. Các biểu hiện của u nang bạch huyết ở trẻ em
Các triệu chứng của u nang bạch huyết phụ thuộc vào kích thước, độ sâu và vị trí của u nang, bao gồm:
-
U nang tuyến (u nang bạch huyết): thường thấy ở bề mặt da, tổn thương là những cụm mụn nhỏ có màu từ hồng đến đỏ sẫm. Tổn thương lành tính và chỉ cần điều trị khi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
U bạch huyết dạng hang: thường thấy ngay khi mới sinh, đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn hơn. Tổn thương nằm sâu dưới da và tạo khối lồi lên bề mặt da, hay gặp ở vùng cổ, lưỡi, môi và kích thước từ vài milimet tới vài centimet.
-
U bạch huyết hỗn hợp: thường chứa nhiều nang kích thước to nhỏ khác nhau và thể tích mỗi nang lớn hoặc nhỏ hơn 2 cm3.
U nang bạch huyết thường không gây đau và không gây ngứa. Đây là bệnh lành tính (không gây ung thư) và hiếm khi đe dọa tính mạng.
3. Các biến chứng có thể gặp của u nang bạch huyết trẻ em
U nang bạch huyết là bệnh lành tính (không gây ung thư) và hiếm khi đe dọa tính mạng trẻ. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
- U nang bạch huyết gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, với u lớn có thể làm biến dạng vùng đầu, cổ
- U nang bạch huyết có thể gây ra chảy máu trong nang, viêm mô tế bào tái phát hoặc rò rỉ dịch bạch huyết.
- U nang bạch huyết lớn ở vùng cổ gây khó nuốt, rối loạn hô hấp và nhiễm trùng hô hấp
4. Điều trị u nang bạch huyết ở trẻ em như thế nào?
Thông thường u nang bạch huyết chỉ được điều trị khi ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc gây chèn ép các cơ quan quan trọng dẫn tới biến chứng như suy hô hấp do khối u chèn ép đường thở. Các phương pháp điều trị u nang bạch huyết ở trẻ em hiện nay có:
Điều trị bằng tiêm xơ
-
Tiêm xơ là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong điều trị u nang bạch huyết ở trẻ em. Các chất tiêm xơ thường được dùng là: dung dịch sulfat tetradecyl, doxycicline, bleomycin hoặc cồn.
Tiêm xơ là phương pháp ít xâm lấn và hiệu quả nhất với u bạch huyết dạng nang được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này làm biểu mô lót mặt trong các không gian nang bị phá hủy, giảm bài tiết dịch lỏng bạch huyết, sụp đổ vách và thu nhỏ kích thước u.
Điều trị phẫu thuật
-
Phẫu thuật được chỉ định khi tiêm xơ không đáp ứng, u nang to gây chèn ép đe dạo đến tính mạng bệnh nhân.
-
U bạch huyết dạng nang có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tổn thương nhưng rất khó để loại bỏ hoàn toàn vì khó đánh giá vị trí rìa khối u, dễ tái phát.
-
Đối với u bạch huyết dạng mao mạch và dạng nang chủ yếu là dẫn lưu dịch bạch huyết hoặc phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.
-
U bạch huyết dạng mao mạch có thể được điều trị bằng laser nhưng nguy cơ tổn thương các mạch máu lân cận.
Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh u nang bạch huyết ở trẻ em vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội (trong giờ hành chính từ thứ 2 - thứ 6) hoặc tại bệnh viện đa khoa Hà Nội (thứ 7).
Thạc sĩ, Bs Hoàng Văn Bảo
Khoa phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn Hà Nội