Điều trị bệnh U hạt rốn (Polyp rốn) ở trẻ em

U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt. 

Hình 1: U hạt rốn ở trẻ e

1. Nguyên nhân U hạt rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của u hạt rốn là do còn tồn tại một phần của niêm mạc ruột tại rốn. Bình thường, trong thời kỳ bào thai ruột của trẻ thông với rốn, trong tháng cuối của thai kỳ phần niêm mạc này phải tiêu đi, nếu phần này không tiêu sẽ gây ra tình trạng còn ống ruột rốn U hạt rốn là một thể của bệnh còn ống ruột rốn.

Thông thường, sau khi dây rốn bị cắt sẽ để lại một đoạn ngắn ở rốn của em bé. Dây rốn này thường khô và rụng (khoảng 2 tuần) mà không có bất kỳ biến chứng nào. Nếu sau khi dây rốn đã rụng mà xuất hiện một khối u hạt rốn ở dưới chân rốn thì đấy là trẻ bị u hạt rốn.

2. Biểu hiện của u hạt rốn

Một u hạt rốn là một khối mô ẩm và đỏ xuất hiện trên rốn, bố mẹ sẽ nhìn giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay xuất hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

-    Rỉ dịch có màu vàng

-    Rốn thường xuyên ẩm

-    Rốn và vùng xung quanh bị viêm có vẩy

Hình 2: U hạt rốn với nhiều kích thước khác nhau

U hạt rốn thường không phải là bệnh lý đáng ngại và chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho rốn dễ bị nhiễm trùng, nếu có thì trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:

-    Trẻ bị sốt

-    Đau hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh

-    Rốn bị sưng đỏ

-    Chạm vào rốn thì thấy ấm

-    Chảy mủ từ rốn

Hình 3: Biến chứng viêm rốn do u hạt rốn 

Nếu gặp các triệu chứng của nhiễm trùng, phụ huynh hoặc người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến cơ sở Y tế có chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời.

3. Điều trị u hạt rốn

Nếu trẻ có u hạt rốn thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và được điều trị. Nếu không điều trị thì từ u hạt rốn có thể dẫn nhiễm trùng rốn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị nội khoa: U hạt rốn có thể được điều trị bằng ủ Muối ăn, chất này có tác dụng đốt cháy các mô. Do u hạt rốn không có dây thần kinh nên phương pháp điều trị này không gây đau đớn cho trẻ. Phương pháp này có ưu điểm dễ áp dụng, đặt biệt ở những nơi không có điều kiện phẫu thuật, tỷ lệ khỏi khá cao (80%), chi phí thấp. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này thì cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa (BS Bảo đã điều trị cho rất nhiều trẻ bằng phương pháp này với kết quả tốt). Trong trường hợp điều trị nội khoa không khỏi trẻ sẽ phải chuyển sang phẫu thuật.

 Điều trị bằng Phẫu thuật loại bỏ u hạt rốn và ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng là phương pháp tốt nhất hiện nay để điều trị bệnh U hạt rốn. Đây là phẫu thuật nhẹ nhàng, thời gian phẫu thuật ngắn, sau phẫu thuật rốn trẻ sẽ khô và trở lại bình thường. Tuy nhiên do phẫu thuật trên trẻ sơ sinh nên chỉ có những bệnh viện có chuyên khoa Ngoại nhi mới có thể thực hiện được phẫu thuật này. Nhược điểm của phương pháp này là trẻ phải đến các bệnh viện chuyên nhi lớn và chi phí điều trị cao.

Tại bệnh viện Nhi Hà Nội và bệnh viện Xanh Pôn trẻ bị U hạt rốn có thể được tư vấn điều trị nội khoa hoặc điều trị phẫu thuật về trong ngày với chi phí khoảng 5 triệu. 
Bs Bảo nhận tư vấn điều trị tại nhà cho các trẻ bị U hạt rốn

Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh U hạt rốn vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Bệnh viện Nhi Hà Nội hoặc Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội

Thạc sĩ. Bs Hoàng Văn Bảo
BS chuyên khoa Ngoại Nhi
 Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
Bệnh viện Nhi Hà Nội