NANG THỪNG TINH, TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN Ở TRẺ EM
Nang thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần phải biết những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể đưa trẻ đi khám sớm, tránh được những biến chứng của bệnh.
1. Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn là gì?
Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele) ở trẻ em là hiện tượng phồng to một cách bất thường, có thể nhìn thấy và cảm thấy được ở bẹn bùi cửa tre nam. Nguyên nhân là do còn tồn tại ống phúc tinh mạc sau sinh, bên trong có chứa dịch.
Hinh1: Nang thừng tinh
2. Nguyên nhân:
Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc ở trẻ nam, mà đáng nhẽ ra các ống này phải được đóng kín trước khi sinh, dịch từ trong ổ bụng qua đó xuống bẹn và bìu hình thành nên nang thừng tinh (hình 1 B) và tràn dịch màng tinh hoàn (hình 1 C).
3. Những biểu hiện của bệnh để cha mẹ cho trẻ đi khám?
Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn biểu hiện bằng khối phồng bất thường tại vùng bẹn hoặc bìu so với bên đối diện. Khối phồng này xuất hiện thường xuyên, cũng có thể xuất hiện từng đợt, khối phồng sờ thấy căng, trẻ không đau ăn uống chạy nhảy bình thường.
5. Các xét nghiện cần làm khi trẻ đến khám?
Siêu âm vùng bẹn bìu có thể thấy được hình ảnh nang thừng tinh hoặc tràn dịch màng tinh hoàn
6. Nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn được điều trị như thế nào?
a. Chỉ định phẫu thuật:
- Dưới 2 tuổi chỉ theo dõi do tỷ lệ cao bệnh lý này có thể tự khỏi
- Chỉ định điều trị phẫu thuật:
Khi trẻ > 2 tuổi mà còn triệu chứng
Khi khối căng to nhiều, làm trẻ khó chịu
b. Mục đích của phẫu thuật là thắt lại ống phúc tinh mạc
c. Trẻ cần được chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật:
- Làm các xét nghiện máu cơ bản
- Chụp Xquang phổi
- Khám tai mũi họng
- Trẻ không được ăn thức ăn đặc 6 (sáu) giờ trước khi phẫu thuật nhằm đảm bảo cho dạ dày rỗng khi gây mê, giảm nguy cơ bị trào ngược (hít phải dịch dạ dày) trong khi gây mê.
d. Các phương pháp phẫu thẫu thuật:
- Mổ mở đường bẹn:
Phẫu thuật viên sẽ rạch nhỏ ( 2 - 3cm) ngay tại các nếp gấp da của bụng, sau đó phẫu tích bộc lộ và thắt lại ống phúc tinh mạc
Nhược điểm của phương pháp này là để lại sẹo sau mổ, không biết bên đối diện có bị không.
- Mổ nội soi: có nhiều phương pháp mổ nội soi như nội soi 1 lỗ, 2lỗ, 3 lỗ. Phương pháp tốt nhất là nội soi 1 lỗ (hình 3, 4)
Ưu điểm của phẫu thuật nội soi 1 lỗ:
- Phát hiện ra bên đối diện có bị hay không, nếu có thì xử lý ngay trong 1 lần phẫu thật, tránh cho các cháu phải chịu 1 lần mổ nữa.
- Trẻ đau ít và hồi phục nhanh sau mổ.
- Không để lại sẹo sau mổ
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam Ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ trong điều trị nang thừng tinh và tràn dịch màng tinh hoàn, hiện tại phẫu thuật này đang được áp dụng thường quy tại khoa Phẫu thuật nhi bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
7. Cách thức chăm sóc sau khi mổ
Dùng thuốc: sau mổ trẻ sẽ được dùng giảm đau 1 ngày, không phải dùng kháng sinh.
Chế độ ăn, vận động bình thường như sau mổ 4 giờ
Trẻ sẽ nằm viện 1 ngày, ra viện vào sáng hôm sau.
Thay băng vết mổ sau 72 giờ nếu băng vết mổ khô sạch, nếu băng ướt thì thay băng hàng ngày. Không phải cắt chỉ nếu khâu bằng chỉ tự tiêu hoặc cắt chỉ sau 7 ngày
Khám lại sau 1 tháng
8. Nhưng biến chứng có thể gặp sau khi mổ
Chảy máu vết mổ
Sưng nề vùng bẹn, bìu
Nhiễm trùng
Tái phát...
9. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh, gia đình có thể cho trẻ tới khám tại phòng khám Ngoại Nhi bệnh viên đa khoa Xanh Pôn hoặc gọi điện để được tư vấn. ĐT 0868 688 838
Thạc sĩ, Bs Hoàng Văn Bảo
Khoa Phẫu thuật Nhi BV Xanh Pôn